cảm nhận 2 khổ đầu bài thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Question

cảm nhận 2 khổ đầu bài thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

in progress 0
Linh Đan 4 years 2021-02-24T07:17:52+00:00 3 Answers 2823 views 0

Answers ( )

    -1
    2021-02-24T07:19:49+00:00

        Tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận có lẽ chính là viên ngọc ấn tượng nhất trong chuỗi những tác phẩm về ngợi ca tinh thần lao động trong giai đoạn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tác phẩm này được Huy Cận sáng tác năm 1958 trong một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Chứng kiến cảnh ngư dân lao động vất vả và tinh thần hăng hái của họ đã thổi hồn cảm hứng cho ông sáng tác ra tác phẩm này. Có lẽ cũng chính vì thế mà tác phẩm của ông diễn tả rất chân thực, rất sinh động không khí lao động và tinh thần của người dân lao động trên biển. Và đối với riêng tôi thì hai khổ thơ đầu của bài thơ chính là bức phác họa rõ nét nhất của bức tranh tinh thần lao động hăng hái và lạc quan của người dân làng chài do tác giả Huy Cận đã vẽ.

        Mở đầu bài thơ là hình ảnh của đoàn thuyền cá ra khơi với sự hào hứng và hăng hái :

    “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
    Sóng đã cài then đêm sập cửa
    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
    Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

        Thời điểm mà tác giả miêu tả đoàn thuyền chính là lúc hoàng hôn. Bằng cặp mắt quan sát tinh tế, giọng thơ nhịp nhàng tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để ví mặt trời đang từ từ lặn sâu xuống lòng biển kia giống như một hòn lửa. Và với cách so sánh ấy đã làm cho tôi cảm thấy như trước mắt mình là một không gian huy hoàng và tráng lệ làm lòng người ngây ngất. Thế nhưng không gian đẹp đẽ kia cũng chỉ trong chốc lát mà thôi mà tiếp theo đó chính là màn đêm dẫn chiếm toàn bộ không gian và sự chuyển giao không gian này đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa một cách rất tài tình , “sóng đã cài then, đêm sập cửa” thể hiện sự dứt khoát khi chuyển giao giữa hoàng hôn và đêm đen. Ngoài ra tác giả còn rất tinh tế khi tạo ra sự đối lập giữa thiên nhiên và con người qua câu thơ. Khi mà cả đất trời đã chìm vào giấc ngủ, nghỉ ngơi và thư giãn thì những người dân lao động lại phải ra khơi, bắt đầu cho cuộc lao động miệt mài. Nhưng không chỉ thế, trong câu “đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”, từ “lại” đã thể hiện một cách rất rõ nét rằng đây không phải là  lần đầu tiên đi đánh cá mà đây là một việc thường xuyên và đã được lặp đi, lặp lại một cách đều đặn, thường xuyên không phải của con thuyền mà là cả đoàn thuyền. Mà qua đó, ta có thể thấy được tinh thần đoàn kết, phấn khởi lao động, khí thể khẩn trương của người dân làng chài và tinh thần ấy cũng được thể hiện qua những câu hát khỏe khoắn, những câu hát mà dường như có thể  hòa vào trong gió, thổi căng cánh buồm đẩy con thuyền thẳng tiến ra khơi.

        Ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của người dân làng chài càng thêm rõ nét hơn:

    “Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
    Cá thu biển Đông như đoàn thoi
    Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng 
    Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”

        Rõ ràng là lời thơ của tác giả nhưng ta lại cảm thấy giống như đó là những câu hát của người đi trên biển. Những câu thơ không chỉ  thể hiện tâm hồn vui vẻ, tinh thần lạc quan và khí thế khẩn trương của ngư dân trước biển khơi mà còn nói lên nỗi niềm mơ ước từ trong thâm tâm của mỗi người dân. Đi đánh cá được nhiều hay ít hoàn toàn là sự may rủi nên trong câu hát như đang thể hiện ước mong của họ, ước mong rằng trời yên biển lặng, mong có thể đánh bắt được nhiều cá hơn. Giọng thơ của Huy Cận gân guốc và hùng tráng thế nhưng đối với tôi, trong khổ thơ thứ hai này thì giọng điệu thơ lại như được ngân lên một cách hứng khởi và ngọt ngào, vang mãi, xa mãi trên biển khơi vô bờ. Hình ảnh của chú cá thu được sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và so sánh khiến cho lời thơ của tác giả Huy Cận càng thêm phần độc đáo và sáng tạo theo một cách rất riêng.

        Qua hai khổ thơ của bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, làm cho tinh thần lao động hăng hái, lạc quan của người dân được khắc rất rõ trong tâm trí tôi và đặc biệt là bức tranh sơn mài lộng lẫy về biển khơi, về những người dân làng chài-những con người không quản ngày đêm để làm ra thêm nhiều của cải cho đất nước. Và việc khắc họa một cách rõ nét và độc đáo và đặc biệt là rất đẹp, đẹp về cảnh thiên nhiên,đẹp về tinh thần lao động của người dân có lẽ chính là thành công lớn nhất  và cũng chính là điều tôi khâm phục nhất ở nhà thơ Huy Cận trong tác phẩm này.

    2
    2021-02-24T07:19:52+00:00

     Mk viết theo ý chứ không viết thành đoạn ạ, bài này bao gồm cả phần tài liệu của lớp mk hồi trước

    Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn:

    “Mặt trời xuống biển như hòn lửa

     Sóng đã cài then, đêm sập cửa

    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

              Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tương như đi lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của mt bức tranh – Bức tranh lao đng khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu.

    + Hai câu thơ đu tả cành hoàng hôn trên bin, cũng là thời điểm đoản thuyền đánh cá ra khơi:

    “Mặt trời xung bin như hòn lửa

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa

    Nếu chỉ căn cứ vào thực tế sẽ thấy câu thơ có vẻ vô lí, bởi trên vịnh Hạ Long – ở hưng Đông, không th thy cảnh mặt trời xung biển như thế, mà chỉ có thy mặt trời mọc được thôi. Vậy thì ở đây, khi viết “Mặt trời xuống biển” tức là nhà thơ đã lấy điểm nhìn từ trên con thuyền đang ra khơi, giữa biển khơi nhìn về hướng Tây nơi bờ bãi. Lúc đó, xung quanh con thuyền ch là mênh mông sóng nước, mặt trời chỉ còn cách lặn xuống biển. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửamột quả cu lửa – đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nng m hn lên

    -> Phép tu từ so sánh: mặt trời được ví với hòn lửa đem đến cho bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và m áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ.

    – Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then đêm sập cửa”

    -> Người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ, bin cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xung là cánh cửa.

    -> Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi vi con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận.

    + Thiên nhiên vũ trụ là cáỉ phông, cái nền cho con người xuất hiện:

    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

    Hình ảnh, nhạc điệu trong câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm.

    Trong buổi ra khơi đó, không phải từng chiếc thuyền đơn lẻ mà là cả một “đoàn thuyền đánh cá”. Đó là sức mnh mới của cuộc đời đi thay – sức manh tp thể.

    Đoàn thuyn lại ra khơi, tun tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngửng ngh. Chữ “lại” trong câu thơ đã diễn tả điu đó, cho ta hiểu đây là công việc, là hot động hằng ngày, thường xuyên, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng bin.

    “Câu hát căng bum cùng gió khơi” là hình ảnh n d mang tính chất khoa trương. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy, làm ni bt khí thế hồ hởi của người lao động trong bui xut quân chinh phục bin cả..

              Tiếng hát ấy còn th hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước mt chuyến ra khơi đánh bt được thật nhiu hải sản, nhiu cá tôm giữa sự giàu đẹp của biển khơi:

    Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

       Cá thu biển Đông như đoàn thoi

       Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

       Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

    Khổ hai của bài thơ là tiếng hát của người dân chài lúc ra khơi. Đó là tiếng hát ngi ca s giàu đẹp của biển cả, thể hiện niềm vui lao đng phơi phới vả ước mơ đánh bắt đưc nhiều cá tôm.

    Nhà thơ đã nhắc đến tên loài cá bạc má, cá thu đồng thời có sự liên tưởng, so sánh thú v“Cá thu bin đông như đoàn thoi”. Sở dĩ Huy Cận so sánh như vậy là vì loài cá thu có thân dẹt, hình thoi. Hơn nữa, cá bơi thành từng đàn, vây cá phản chiếu ánh trăng tạo nên muôn luồng sáng lp lánh. Trong trí tưởng tượng bay bng, nhà thơ thy như cá đang bơi lội dọc ngang trên biển tựa đoàn thoi đang dệt lên tm thảm bin đêm tráng l bng muôn ngàn si ánh sáng lp lánh     

    Người dân chài cỏn cất cao tiếng hát gọi mời “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”. Có th thy ước mơ giản di, đánh bắt được nhiều cá tôm, được th hin bng ging điu say sưa của lời hát, những hình ảnh lãng mạn đy cht thơ đã khẳng định  v đẹp tâm hn, tư thế của người lao đng trong thời đại mới.

    0
    2021-02-24T07:19:58+00:00

    Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo cảm nhận về bài thơ đoàn thuyền đánh cá các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

Leave an answer

Browse

Giải phương trình 1 ẩn: x + 2 - 2(x + 1) = -x . Hỏi x = ? ( )