bằng thực tiễn bản thân hãy chứng minh hạnh phúc là đấu tranh của Các Mác

bằng thực tiễn bản thân hãy chứng minh hạnh phúc là đấu tranh của Các Mác

0 thoughts on “bằng thực tiễn bản thân hãy chứng minh hạnh phúc là đấu tranh của Các Mác”

  1. Hạnh phúc có thể hiểu là “trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện”; đó là một trạng thái cảm xúc của con người thể hiện khi con người được thoả mãn một nhu cầu nào đó của mình – một nhu cầu mang tính trừu tượng; là không có ở loài vật mà chỉ có ở con người.
            Trong lịch sử, con người luôn trăn trở, dành sự quan tâm, nghiên cứu, tìm kiếm cách thức để vươn tới hạnh phúc. Với Mác lại có cách thể hiện quan điểm hoàn toàn mới về hạnh phúc, vừa sâu sắc về lý luận, vừa gắn chặt chẽ với hoạt động thực tiễn của con người. Mác quan niệm: “Hạnh phúc là đấu tranh”, đó là quan điểm cô đọng nhất về hạnh phúc của Người. Hạnh phúc theo Mác là hạnh phúc gắn liền với hành động; hạnh phúc là hành động đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn. Một số nội dung cơ bản trong quan niệm “Hạnh phúc là đấu tranh” của Mác như sau:
            Một là, hạnh phúc là đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội, vì sự tự do, hạnh phúc nhân loại.
              Nhắc đến Mác không ai không nghĩ đến hình tượng của một người đi tiên phong trong việc đấu tranh chống lại mọi tiêu cực trong xã hội, hướng tới thực hiện cuộc cách mạng xây dựng xã hội mới của loài người: Xã hội xã hội chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ngay từ những năm tháng tuổi trẻ, Mác đã nhận thức: “Những ai đem lại hạnh phúc cho một số lượng người nhiều nhất là người hạnh phúc nhất”. Ngay từ những năm tháng còn trẻ, Mác đã luôn chủ trương đưa những vấn đề lý luận vào thực tiễn để cải biến thực tiễn: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”. Do đó, Mác đã yêu cầu việc tìm kiếm hạnh phúc thực sự của con người trước tiên phải gắn liền với hành động của con người. Hạnh phúc phải gắn liền với hành động nhưng không phải là bất kỳ hành động nào mà phải là những hành động đấu tranh. Đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn tồn tại khách quan, phủ định mặt đối lập trên cơ sở kế thừa cái cũ, cái tích cực để đưa tới sự thống nhất hòa hợp, tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn. Với Mác, nội dung đấu tranh cao nhất đó chính là đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội, thúc đẩy loài người tiến lên hình thái kinh tế – xã hội cao hơn thông qua các cuộc cách mạng xã hội, trong tiến trình đấu tranh ấy, con người đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của loài người nói chung, cho bản thân mình nói riêng.
              Hai là, hạnh phúc là đấu tranh vì sự khách quan của khoa học.
              Con đường Mác đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội, trên một phương diện khác, cũng chính là con đường đấu tranh vì sự khách quan của khoa học. Mác là nhà phê bình vĩ đại trong khoa học, thể hiện rõ nét tinh thần phê phán, tính luận chiến, đấu tranh vì sự khách quan của khoa học trong đa số các tác phẩm của mình. Mác đấu tranh không chỉ đối với mâu thuẫn trong giới học giả với nhau mà còn với mâu thuẫn trong chính bản thân mình, mâu thuẫn giữa trình độ nhận thức về một vấn đề còn hạn chế với sự tồn tại khách quan, phong phú, đa dạng của vấn đề đó trong thực tiễn. Người luôn đặt yêu cầu cao với những tác phẩm, bài nói, bài viết của mình với tinh thần khoa học, cách mạng nhất: “Thà rằng đem đốt những bản thảo của mình đi còn hơn là để cho chúng bị dở dang”; “Đối với khoa học, không có con đường nào bằng phẳng thênh thang cả, chỉ có những người không sợ chồn chân mỏi gối để trèo lên những con đường nhỏ bé gập ghềnh của khoa học mới có hy vọng đạt tới những đỉnh cao xán lạn của khoa học mà thôi”. Cuộc đời của Mác là minh chứng cho thấy một người đã tìm thấy niềm hạnh phúc thực sự của mình trên con đường đấu tranh bảo vệ sự khách quan của khoa học, thông qua đó mà cải tạo hiện thực cuộc sống.
            Ba là, hạnh phúc là đấu tranh vượt qua mọi khó khăn hàng ngày, vì lý tưởng của bản thân.
              Con đường Mác tranh đấu tìm kiếm hạnh phúc thực sự vấp phải vô vàn những khó khăn, thử thách. Mác phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ gia đình, xã hội như: Bị chính quyền phản động trục xuất, thực hiện những chính sách gây khó khăn, cản trở hoạt động, phải mang theo gia đình sống lưu lạc ở nhiều nơi để phục vụ hoạt động cách mạng; bị từ chối tiếp nhận làm giảng viên đại học vì lập trường cách mạng; những định kiến từ phía gia đình vì đã lựa chọn hướng đi đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng thay vì chọn lấy một nghề nghiệp ổn định; liên tục gặp phải nhiều bệnh tật hành hạ trong phần lớn cuộc đời… Nhưng tất cả những điều đó đều không thể cản bước tiến của Mác, không thể dập tắt được lý tưởng đã lựa chọn ngay từ những tháng ngày tuổi trẻ: “nếu chúng ta được lựa chọn một nghề mà trong đó chúng ta có thể lao động nhiều nhất cho loài người thì chúng ta sẽ không cúi đầu vằn lưng dưới gánh nặng của nó, bởi gánh nặng ấy là sự hy sinh vì mọi người niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu người” .

    Xin cho hay nhất ạ,chúc bạn học tốt.

    Reply
  2. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo hạnh phúc là đấu tranh các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment