2)Tín ngưỡng là gì ? Cho ví dụ? 3) Tôn giáo là gì? Cho ví dụ ? 4) Thế nào là mê tín dị đoan? Tại sao phải chống mê tín dị đoan? 5) Em hiểu thế nào là

2)Tín ngưỡng là gì ? Cho ví dụ?
3) Tôn giáo là gì? Cho ví dụ ?
4) Thế nào là mê tín dị đoan? Tại sao phải chống mê tín dị đoan?
5) Em hiểu thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
6) Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người
khác như thế nào?
7) Nhà nước nghiêm cấm vấn đề gì trong quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?

0 thoughts on “2)Tín ngưỡng là gì ? Cho ví dụ? 3) Tôn giáo là gì? Cho ví dụ ? 4) Thế nào là mê tín dị đoan? Tại sao phải chống mê tín dị đoan? 5) Em hiểu thế nào là”

  1. 2) Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người.

    Tín ngưỡng còn là thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững. đôi khi được hiểu là tôn giáo.

    VD: đi lễ chùa, đi lễ nhà thờ ,…

    3) Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống văn hóa của các hành vi và thực hành được chỉ định, quan niệm về thế giới, các kinh sách, địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh.

    VD : đạo Phật,…

    4) Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phủ phép …) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người. Vì vậy, phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.

    5) Tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôn giáo hay tín ngưỡng.

    6) Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác:
     – Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu, nhà thờ…
     – Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

    7) Nhà nước nghiêm cấm vấn đề gì trong quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là :

    – Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

    – Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

    – Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

    Reply
  2. Đáp án :

    2)

    Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống. mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người.

    VD: Thắp hưong hương trên bàn thờ tổ tiên , đi lễ chùa, đi lễ nhà thờ ,…

    3)

    Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống văn hóa của các hành vi và thực hành được chỉ định, quan niệm về thế giới, các kinh sách, địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh.

    VD : đạo Phật, đạo Kitô…

    4) 

    Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phủ phép …) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người. Vì vậy, phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.

    5)

    Tự do tôn giáoTự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi  một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôn giáo hay tín ngưỡng.

    6)

    Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác:
     
    – Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu, nhà thờ…
     
    – Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

    7)

    Nhà nước nghiêm cấm vấn đề gì trong quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là :

    1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

    2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

    3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

    Reply
  3. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo tín ngưỡng là gì các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment