1Viết đoạn văn cảm nhận các đoạn thơ trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh: + Cảnh đoàn thuyền ra khơi (8 câu thơ đầu) + Cảnh đ.oàn thuyền về bến (8

1Viết đoạn văn cảm nhận các đoạn thơ trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh:
+ Cảnh đoàn thuyền ra khơi (8 câu thơ đầu)
+ Cảnh đ.oàn thuyền về bến (8 câu thơ tiếp)
+ Tình cảm của nhà thơ ( 4 câu thơ cuối)
2.Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở thành phố Đà Nẵng.

0 thoughts on “1Viết đoạn văn cảm nhận các đoạn thơ trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh: + Cảnh đoàn thuyền ra khơi (8 câu thơ đầu) + Cảnh đ.oàn thuyền về bến (8”

  1. Cảnh dân chài ra khơi được tập trung diễn đạt ngay sau khi tác giả giới thiệu chung về miền quê.Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa.Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướtKhi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.

    – Quý khách thân mến: Đà Nẵng không chỉ có biển xanh, cát trắng, núi non sông nước hữu tình mà còn được biết đến là nơi có tượng Phật bà Quan Âm cao nhất Việt Nam. Cách trung tâm thành phố chừng 10km, trên bán đảo Sơn Trà có một ngôi chùa được xem là nơi hội tụ linh khí của đất trời – chùa Linh Ứng Bãi Bụt. Tựa lưng vào núi Sơn Trà, ngôi chùa hướng mặt ra biển, bên phải là ngọn Hải Vân quanh co uốn lượn, bên trái là Cù Lao Chàm bồng bềnh trong sương, xa xa là dòng sông Hàn hiền hòa thơ mộng. Đêm đến, từ vị trí này nhìn xuống, sẽ thấy một vệt sáng dài của ánh đèn thành phố hệt như vệt sao băng trên bầu trời đêm lung linh huyền ảo. Đây được ví như vọng hải đài, nơi lý tưởng để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Nẵng xinh đẹp. Điểm nhấn của ngôi chùa chính là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nằm trong khuôn viên. Tượng Phật do 2 điêu khắc gia Thụy Lam và Châu Viết Thạnh thi công gần 6 năm. Có thể nói tất cả tinh hoa của hội họa điêu khắc đều hiển hiện trên kiệt tác này. Tượng cao 67m (tương đương chiều cao của một công trình 20 tầng), đường kính tòa sen rộng 35m, trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng thờ 21 đức Phật với hình dáng, vẻ mặt và tư thế khác nhau gọi là “Phật trung hữu Phật”, trên mũ tượng Quan Âm có tượng Phật tổ cao 2m. Không chỉ gây ấn tượng về độ lớn, bức tượng còn thu hút nhãn quan của mọi người bởi các họa tiết được chăm chút rất tỉ mỉ như: vạt áo cà sa mềm mại với các đường diềm trang trí bên dưới vô cùng tinh xảo, hoa văn dưới đài sen, tràng hạt trên cổ…Phật bà Quan Âm với khuôn mặt nhân hậu, đôi mắt hiền từ nhìn xuống biển, một tay bắt ấn tam muội, một tay cầm bình nước cam lồ được xem như biểu tượng che chở cho ngư dân vượt qua những sóng to gió lớn trên bước đường mưu sinh. Hằng ngày có rất nhiều du khách, phật tử trong và ngoài nước lặn lội đến Linh Ứng Bãi Bụt tham quan, thưởng ngoạn và đón làn gió biển trong lành thổi tới. Ngoài tượng Quán Thế Âm, trong sân chùa còn có 18 bức tượng các vị La Hán. Mỗi vị một vẻ hết sức sinh động, thể hiện đầy đủ những cảm xúc “hỷ, nộ ái, ố” của con người. Chính những bức tượng này đã góp phần làm cho quần thể kiến trúc xung quanh chân tượng Phật Quan Thế Âm và chùa Linh Ứng Bãi Bụt thêm phần huyền diệu và hấp dẫn. Nếu bạn có dịp đi dọc theo con đường biển dài hàng chục cây số bao quanh vịnh Đà Nẵng sẽ thấy tượng Phật bà Quan Âm thanh thoát hiện lên từ xa xa, nổi bật giữa màu xanh của núi, rừng và biển cả.

    Reply
  2. Tình yêu quê hương là một nét rất đẹp của hồn thơ Tế Hanh. Năm 1939, vừa tròn 18 tuổi, đang học Trung học ở Huế, ông viết bài thơ “Quê hương” gửi gắm bao tình thương nhớ, tự hào. “Làng tôi” mà nhà thơ trìu mến nhắc tới là một làng chài nằm ở hạ lưu sông Tra Bồng, thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Quảng Ngãi.
    Sau hai câu đầu giới thiệu quê hương thân yêu của mình là một làng chài “cách biển nửa ngày sông”, tác giả nhắc lại cuộc sống lao động ra khơi đánh cá và cảnh dân làng tấp nập đón đoàn thuyền trở về bến sau một chuyến ra khơi gặp nhiều may mắn. Đoạn thơ gợi lên những hoạt cảnh thật đẹp và đáng yêu:”Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng … Dân trai tráng bơi thyền đi đánh cá.”. Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng.Những chiếc thuyền buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài:
    “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
    Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang”.
    “Hăng” nghĩa là hăng hái, hăng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh “hăng như con tuấn mã” là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của “dân trai tráng” như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, “phăng” xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt trường giang một cách “vội vã”, “mạnh mẽ”. Trước đây, nhà thơ viết: “Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”, nhưng sau này, tác giả thay chữ “mạnh mẽ” bằng chữ “vội vã”. Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khẩn trương, vừa để hiệp vần: tiếng “vã” vần với tiếng “mã” làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng bạc, thành “chiếc buồm vôi”:
    “Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ”.
    “Trương” là “giương” lên cao to, được gió thổi căng phồng đê “bao la thâu góp gio”. Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp. ôi! cánh buồm qua bpnt so sánh thật đẹp .: “Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng”. Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm – mảnh hồn làng – ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ “rướn” là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn .như vậy ta có thể nói tế hanh là một người yêu quê hương mặc dù bài thơ ra đời khi ông xa quê nhưng đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc .

    2,

    “Dừng chân Núi chúa Bà Nà

    Lắng nghe hơi thở mặn mà biển khơi

    Mù sương mây bạt lưng trời

    Gió lay mành lá nắng rơi chân thềm.”

    Nhắc đến miền trung là nhắc đến một vùng đất quanh năm thiên tai, hạn hán, lũ lụt kéo dài, con người nơi đây chân chất, lam lũ, lương thiện. Bên cạnh đó miền trung còn được biết đến là một nơi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đặc biệt trong đó phải kể đến thành phố Đà Nẵng với biết bao thiên nhiên tươi đẹp, nơi khơi nguồn sáng tác của biết bao thi ca, họa sĩ. Và tiêu biểu nhất, nổi bật nhất đó là khu du lịch Bà Nà linh thiêng.

    Bà Nà được biết đến như là chốn tiên cảnh thích hợp để nghỉ dưỡng, cùng với Ngũ Hành Sơn là một trong số dãy núi cao và đẹp nhất Đà Nẵng. Bà Nà hay còn gọi là Núi Chúa nằm trong địa phận huyện Hòa Vang về hướng Tây cách thành phố Đà Nẵng 15km theo đường chim bay. Núi có độ cao cách mặt nước biển 1482m, do đó mà thời tiết khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ, dịu nhẹ, nhiệt độ cũng phù hợp chỉ dao động từ 17 đến 20 độ C. Mỗi khi nói đến khu du lich nghỉ dưỡng thì Bà Nà thuộc trong số những nơi được đánh giá tiêu biểu và được ví như là “hòn ngọc khí hậu” với sự trong xanh, hiền hòa, thiên nhiên tươi đẹp. Theo tương truyền thì ban đầu núi có tên là Banane do một người Pháp đặt vì thấy rằng đây là vùng trồng rất nhiều cây chuối đặc biệt, sau đó lâu dần theo thời gian vì tên khó phát âm nên người dân gọi thành Bà Nà. Được biết, vào thế kỷ 20, Bà Nà là nơi nghĩ dưỡng của quân đội tướng lĩnh Pháp trong giai đoạn thực dân Pháp đổ bộ xâm chiếm Đà Nẵng. Sau đó, lâu dần nơi đây được biết đến là khu nghĩ dưỡng độc đáo, phù hợp và nổi tiếng khắp Đông Dương thu hút khách từ khắp nơi trên thế giới. Chiến tranh xảy ra, gây nên sự tàn phá cho khu du lịch Bà Nà, dần dần bị lãng quên bởi chiến tích của chiến tranh. Do đó không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng mà đây còn là nơi đánh dấu mốc chiều dày lịch sử lâu đời, tinh thần bất khuất, kiên cường của người dân Đà Nẵng chống trả quân xâm lược. Mãi cho đến năm 1998, nhận thấy tiềm lực phát triển UBND thành phố Đà Nẵng đã triển khai trùng tu lại khu du lịch Bà Nà xây dựng thành chuỗi hệ thống nhà hàng, khánh sạn cao cấp bậc nhất miền Trung. Tọa lạc tại vị trí giao thoa chuyển tiếp giữa khí hậu một năm bốn mùa của miền Bắc và khí hậu một năm hai mùa mưa khô rõ rệt của miền Nam. Do dó, nhiệt độ luôn trong trạng thái mát mẻ ở mức 15 đến 20 độ C. Ấn tượng nhất là khi đến thăm quan núi Bà Nà du khách có thể cảm nhận đầy đủ cả 4 mùa riêng biệt trong cùng một ngày, sáng sẽ là tiết xuân thanh mát, trưa trời lại vào hạ, chiều khí hậu se se sang thu và đêm lại lạnh giá, hơi khô của mùa đông. Thảm thực vật ở Bà Nà cũng có phần đa dạng không kém, có đến 544 loài thực vật, 266 loài động vật trong đó lại có những loài đặc biệt đươc liệt vào sách đỏ của Việt Nam như hổ, vượn, trĩ sao, vượn má hồng,.. với 44 loài là động vật và 6 loài là thực vật. Cây cối quanh năm xanh tươi với sự kết hợp độc đáo giữa hai kiểu rừng, rừng lá kim và rừng lá rộng. Quan trọng hơn, Bà Nà còn được mệnh danh là nguồn dược liệu với 251 loài cây thuộc 89 họ thực vật rải rác nằm ở các vị trí độ cao khác nhau. Trong đó phải kể đến Cà phê 13 loài, đậu 12 loài, 10 loài thuộc loại thầu dầu, 8 loài thuộc họ cam, 7 loài thuộc họ cúc. Điểm gây ấn tượng nhất đó là mây trời chỉ bao quanh ở lưng chừng núi chứ không lên đến đỉnh, nên từ trên cao nhìn xuống có thể ngắm nhìn cả một vùng trời không gian bao la rộng lớn của thành phố Đà Nẵng. Khi trời vào mưa ở trên đỉnh núi vẫn sẽ luôn trong trạng thái khô ráo vì mây chỉ vây quanh ở khoảng giữa của núi, vì thế mà nơi đây luôn được ví như là chốn bồng lai tiên cảnh, hay gọi với cái tên mỹ miều hơn là Sa Pa của Đà Nẵng. Đến với Bà Nà du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác di chuyển qua đồi núi rừng cây chằng chịt bằng cáp treo cao cấp. Được chia thành hai chặn đi từ nhà ga Suối Mơ lên nhà ga Bà Nà là chặng số 1 và từ nhà ga Bà Nà di chuyển lên tiếp nhà ga Morin là chặng số 2, và hiện nay còn đươc mở rộng thêm chặng thứ 3 đi thẳng đến ga Indochine. Ngoài thăm quan ngắm cảnh Bà Nà còn có một nơi vô cùng linh thiêng đó là chùa Linh Ứng, nơi có tượng phật Thích ca cao tới 27m. Theo tương truyên chùa còn chứa vườn Lộc uyển, nơi đầu tiên đức Phật thuyết giáo trước đại chúng, là nơi thánh địa của Phật giáo. Chùa có không gian rộng lớn nếu đi thăm quan hết cũng phải mất từ 1-2h, là một nơi vô cùng trang nghiêm, thanh tịnh thích hợp ngồi thiền hay thư giãn nghỉ ngơi. Ngay ở phía dưới chân núi Bà Nà là Suối Mơ một địa điểm rất thu hút khách du lịch khi ghé thăm, là nơi bắt nguồn từ những mạch nước ngầm chảy từ trên núi Bà Nà xuống. Suối mơ không chỉ có những tảng đá xù xù, thô kệch với dòng nước chảy trong veo mà còn được tô điểm thêm bởi sự bao bọc của cây cỏ hoa lá xung quanh tạo nên một cảnh sắc quyến rũ và hấp dẫn đến lạ thường.

    Bà Nà chính là nơi chất chứa vẻ đẹp dịu dàng, say đắm, mê hoặc lòng người, nợi hội tụ sự mông lung, hoang dã, nhưng lại rất trữ tình đẹp đẽ. Đến với mảnh đất gắn liền với nhiều nắng gió này, lại có thể ngắm nhìn một cảnh quan hoàn mỹ, mang dấu ấn lịch sử lâu đời của dân tộc càng thêm đáng trân trọng. Nét đẹp cổ kính có pha chút hiện đại, đơn giản nhưng lại tinh tế sắc màu, huyền ảo nhưng lại lãng mạn nên thơ, đây là nơi được rất nhiều du khách chọn làm điểm hẹn, chụp hình cưới, để có thể lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp nổi tiếng bậc nhất của miền Trung Việt Nam.

    Vẻ đẹp của khu du lịch Bà Nà đã hoàn toàn được lột tả trong bài thuyết minh về Bà Nà, tuy vậy với vẻ đẹp như vậy rất khó để mô tả toàn bộ khung cảnh. “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một thử” vậy nếu có cơ hội hãy thử đến với khu du lịch tuyệt vời này nhé!

    Reply
  3. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo bài thơ đèn và thuyền các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment