Câu 1: Trình bày vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta? Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho c

Câu 1: Trình bày vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta? Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay? Câu 2: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Em hãy kể tên một số dãy núi, cao nguyên và đồng bằng lớn ở nước ta. Câu 3: a. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam? Nêu biểu hiện và nguyên nhân của tính chất đa dạng thất thường của khí hậu Việt Nam b. Giải thích tại sao mùa mưa ở vùng Bắc Trung Bộ vào Thu – Đông (từ tháng 9 đến tháng 12)? c. Khí hậu nước ta mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho đời sống và sản xuất của người dân? Câu 4: a. Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam  b. Vì sao nước ta có nhiều sông và phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc? c. Từ thực tiễn của địa phương, em hãy nêu một vài nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm? Câu 5: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? Chứng minh rằng nước ta có sự giàu có về thành phần loài sinh vật và sự đa dạng về hệ sinh thái Câu 6: Nêu đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam? II. Phần bài tập Câu 7: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta ( theo số liệu bên dưới) và rút ra nhận xét.   – Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên   – Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên   – Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên  Câu 8: Cho bảng số liệu về diện tích rừng Việt Nam (đơn vị triệu ha) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14.3 8.6 11.8 a. Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (diện tích đất liền của nước ta làm tròn là 33 triệu ha) b. Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đã tính

0 thoughts on “Câu 1: Trình bày vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta? Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho c”

  1. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

    Phần này rất nhiều học sinh đánh giá khó và sợ học vì cho rằng đây là kiến thức phải học thuộc lòng. Thực chất, không hoàn toàn như vậy. Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ biện chứng với nhau, một đặc điểm của thành phần này sẽ dẫn tới những đặc điểm của các thành phần khác. Vì vậy, để ôn tập phần tự nhiên hiệu quả, chúng ta nên hệ thống hóa kiến thức thành sơ đồ hoặc các bảng thống kê. Các kiến thức địa lí nên học theo phương pháp diễn dịch (đi từ đặc điểm tổng quan đến cụ thể). Ví dụ:

    1. Nội dung: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

    • Vị trí địa lí:

    • Phạm vi lãnh thổ: gồm ba vùng: vùng đất, vùng trời và vùng biển (SGK)

    2. Nội dung: Đặc điểm chung của tự nhiên

    a/ Đất nước nhiều đồi núi

    • Đặc điểm chung của địa hình: SGK rất ngắn gọn, rõ ràng.

    • Khu vực đồi núi:

    – Vùng núi: 4 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

    – Vùng bán bình nguyên và đồi trung du: Vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, cao khoảng 100 – 200m: Đông Nam Bộ, rìa đồng bằng sông Hồng…

    • Khu vực đồng bằng: ¼ diện tích, gồm 2 loại: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

    • Ảnh hưởng của thiên nhiên các khu vực địa hình trong phát triển kinh tế – xã hội. (phần này SGK viết rất ngắn gọn, nên hệ thống lại thành bảng theo mẫu dưới đây để hiểu nhanh hơn và dễ so sánh hơn)

    b/ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

    • Khái quát về biển Đông: SGK

    • Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam

    c/ Thiên nhiên nhệt đới ẩm gió mùa

    • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

    – Tính chất nhiệt đới: nêu biểu hiện (tổng bức xạ, cân bằng bức xạ, nhiệt độ trung bình năm, tổng số giờ nắng) và nguyên nhân.

    – Lượng mưa, độ ẩm lớn: nêu biểu hiện (lượng mưa trung bình năm, độ ẩm không khí, cân bằng ẩm) và nguyên nhân.

    – Gió mùa: nêu nguyên nhân, thời gian, nguồn gốc, hướng gió, tính chất của gió, phạm vi hoạt động, kiểu thời tiết đặc trưng của gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ

    – Sự phân mùa khí hậu:

    + Miền Bắc: Mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

    + Miền Nam: Mùa khô và mùa mưa rõ rệt

    + Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa khô và mùa mưa.

    • Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác:

    c/ Thiên nhiên phân hóa đa dạng

    • Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam:

    – Nguyên nhân: Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ nên khí hậu có sự thay đổi theo vĩ độ.

    – Đặc điểm tiêu biểu về khí hậu, cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam (SGK)

    • Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây

    – Nguyên nhân: Địa hình nước ta cao ở phía Tây và thấp dần về phía Đông; ảnh hưởng của các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ảnh hưởng của biển Đông.

    – Đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên của 3 dải: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. (SGK)

    • Thiên nhiên phân hóa theo độ cao:

    – Nguyên nhân: do sự thay đổi của khí hậu theo độ cao

    – Đặc điểm tiêu biểu của 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi.

    • Các miền địa lí tự nhiên: dựa vào SGK và Atlat Địa lí Việt Nam, tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của 3 miền theo gợi ý sau:

    3. Nội dung: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên

    a/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

    Đối với mỗi loại tài nguyên, học sinh cần tìm hiểu việc sử dụng và bảo vệ theo các nội dung sau:

    b/ Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

    • Bảo vệ môi trường: có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta: tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường. (Học sinh nên hệ thống kiến thức theo gợi ý dưới đây)

    • Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống:

    (Học sinh nên hệ thống kiến thức theo gợi ý dưới đây)

    • Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường: bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững. (nội dung các nhiệm vụ của chiến lược:SGK)

    Reply
  2. 1.

    – Hệ toạ độ địa lí phần đất liền nước ta: điểm cực Bắc là 23°23B, 105°20Đ; điểm cực Nam là 8°34B, 104°40Đ; điểm cực Tây là 22°22B, 102°10 Đ, điểm cực Đông là 12°40 B, 109°24Đ.
    -Có đường bờ biển hình chứ S
    – Diện tích đất liền nước ta là 329.247 km2.
    – Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.
    – Về mặt tự nhiên: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

    Thuận lợi:

    • Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)
    • Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

    Khó khăn:

    • Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…
    • Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

    2.

    Địa hình nước ta có 3 đặc điểm chính:

    Thứ nhất, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

    • Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
    • Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%
    • Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
    • Đồng bằng chiếm ¼ diện tích

    Thứ hai, địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

    • Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo
    • Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.
    • Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.
    • Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

    Thứ ba, địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đơi gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

    • Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.
    • Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo
    • Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…

    MỘT SỐ DÃY NÚI, CAO NGUYÊN, ĐỒNG BẰNG LỚN Ở NƯỚC TA:
    – Một số dãy núi: dãy Bạch Mã, dãy Hoàng Liên Sơn, Dãy Trường Sơn,..
    – Một số cao nguyên: Cao nguyên Mơ Nông, Cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Di Linh, cao nguyên Lâm Viên,..
    – Một số đồng bằng lớn: đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ) và đồng bằng sông Cửu Long.

    3.

    a.– Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
     độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.
    -Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,…

    Khí hậu Việt Nam lại đa dạng và thất thường vì :

    – Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao. …

    * Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

    * Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

    b.

    – Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.
    – Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao. Tác động của gió mùa Đông Bắc đã giảm
    – Mùa hạ đến sớn, gió Tây Nam khô nóng
    – Bắc trung Bộ : Mưa chuyển dần về Thu Đông

    c.

    Thuận lợi: 
    – Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi trong phát triển ngành trồng trọt cây nhiệt đới. 
    – Lượng mưa quanh năm cao nên cung cấp đủ nguồn nước để sản xuất và phục vụ đời sống. 
    – Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử dụng để phát triển ngành năng lượng mặt trời. 
    Khó khăn: 
    – Có nhiều thiên tai: bão , lũ, hạn hán , gió phơn ,vvv… 
    – Đất dễ xói mòn khi có mưa bão. 
    – Sâu bệnh phát triển cao. 
    – Khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp gây hậu quả lớn.

    4.

    a.* Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam:

    – Nước ta có mạng lưới sông dày đặc, phân bố khắp cả nước, có 2360 con sông, trong đó 93% là các con sông  nhỏ và ngắn. Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công chỉ có phần trung lưu và hạ lưu chảy qua nước ta.

    – Sông ngòi  chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung.

    b.- Vị trí lãnh thổ ta hẹp ngang và nằm sát biển.
    – Địa hình ta có nhiều đồi núi (chiếm ¾ diện tích). Đồ núi ăn sát ra biển nên dòng chảy ngắn dốc.

    c. Những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm:

    – Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt

    – Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.

    – Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện.

    Liên hệ ở địa phương: về chăn nuôi lợn, nhiều hộ gia đình thường đưa trực tiếp phân và nước tiểu chưa qua xử lí đổ vào sông, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước…

    5.

    – Sinh vật nước ta phong phú đa dạng, Sự phong phú đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.

    – Nước ta có các đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất liền với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau, điển hình là rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng ôn đới núi cao, rừng ngập mặn ven biển và các hệ sinh thái thứ sinh do tác động của con người. Trên Biển Đông một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

    – Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.

    Nước ta giàu có về thành phần loài sinh vật :
    -da dạng về thành phần loài
    -đa dạng về gen di truyền
    -đa dạng về hệ sinh thái
    -đa dạng về công dụng
    có tới 14600 loài thực vật ,trong đó 365 loài đc đưa vào sách đỏ
    có tới 11200 loài và phân chia động vật có 360 loài đc đưa vào sách đỏ
    giải thích:
    + do môi trường sống của nước ta thuận lợi : ánh sáng dồi dào, nhiệt độ cao nguồn nước phong phú ,nhiều loại đất màu mỡ, tầng đất sâu dày, vụn bở,..
    +do nước ta nằm ở vị trí có khả năng tiếp nhận luồng sinh vật di cư đến.
    + Sinh vật tồn tại lâu dài , không bị bằng hà tiêu diệt.

    6.

    Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

    – Là tính chất nền tảng của thiênnhiên Việt Nam.

    – Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

    – Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc.

    Reply
  3. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment