Câu 1: Em hãy giải thích tại sao người xưa nói “ tục ngữ là túi khôn của dân gian”, bằng một đoạn văn từ 3 đến 5 câu trong đó có sử dụng câu rút gọn (gạch chân dưới câu rút gọn đó).
Dù viết thế nào thì đoạn văn cũng phải đảm bảo 2 ý :đúc rút kinh nghiệm về thiên nhiên,lao động sx; về con người và xã hội.
Leave a Comment
You must be logged in to post a comment.
#Dark
Tục ngữ luôn là túi khôn của dân gian. Câu nói trên hoàn toàn đúng, vì tục ngữ là lời răn dạy, khuyên bảo của ông cha ta về những kinh nghiệm của ông cha ta. Nó được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Được rèn giũa từ nhưng điều mà ông cha ta đã học hỏi được ngoài xã hội. Nó còn được áp dụng trong cuộc sống rất nhiều như về thiên nhiên,về con người và xã hội . Em rất thích những câu tục ngữ vì những câu tục ngữ đó chứa đựng nhiều kinh nghiệm của ông cha ta
Câu rút gọn : Được rèn giũa từ nhưng điều mà ông cha ta đã học hỏi được ngoài xã hội.
Người xưa đã từng nói: “ tục ngữ là túi khôn của dân gian”. Đúng như thế, tục ngữ được đúc kết từ những kinh nghiệm lão luyện của ông cha ta từ thời xa xưa. Mang lại cho ta nhiều kinh nghiệm quý báu cho con người để áp dụng vào cuộc sống. Nó thường nói về nhiều chủ đề như: thiên nhiên và lao động sản xuất, con người và xã hội. Tóm lại, tục ngữ luôn là túi khôn của nhân loại đúng như người xưa đã nói
Câu rút gọn là : Mang lại cho ta nhiều kinh nghiệm quý báu cho con người để áp dụng vào cuộc sống
Nocopy
bài cũ ạ
@gladbach
Người xưa nói: “tục ngữ là túi khôn của dân gian”. Điều đó là vì túi khôn ấy được thể hiện qua những câu tục ngữ về thiên nhiên, về lao động sản xuất cùng với con người, xã hội và dạy cho ta bao bài học hay. Đó là cách phòng chống bão lũ, cách quan sát tự nhiên, cách gieo trồng theo thời vụ.. trong một thời đại khi mà không có thiết bị tân tiến. Cùng với đó là những câu tục ngữ về con người và xã hội với những giá trị luân lí, đạo đức mang theo giá trị sống mãi với thời gian. Hãy học tập, hãy lắng nghe và đúc rút kinh nghiệm cha ông để tìm đến “túi khôn” thực sự cho riêng mình!
Câu rút gọn gạch chân