Các bạn ơi, giúp mik với. Mik cảm ơn (Mình đang cần gấp, Vui lòng KHÔNG COPY) 1)Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh của ông đồ thời kì huy hoàng đắ

Các bạn ơi, giúp mik với. Mik cảm ơn (Mình đang cần gấp, Vui lòng KHÔNG COPY)
1)Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh của ông đồ thời kì huy hoàng đắc ý qua văn bản “Ông Đồ ” (khổ 1,2)
2) Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh của ông đồ thời kì suy tàn qua văn bản “Ông Đồ ” (khổ 3,4)

0 thoughts on “Các bạn ơi, giúp mik với. Mik cảm ơn (Mình đang cần gấp, Vui lòng KHÔNG COPY) 1)Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh của ông đồ thời kì huy hoàng đắ”

  1. Hình ảnh ông đồ được nhà thơ khắc họa chân thực trong hai khổ thơ đầu bài thơ Ông đồ. Khung cảnh trong hai khổ thơ đầu là khi Tết đến, xuân về, tươi vui, náo nức. Nhà thơ dùng biện pháp tu từ hoán dụ với hình ảnh “hoa đào nở”. Phố xá hiện lên qua cụm từ “đông người qua”. Ông đồ xuất hiện rạng ngời trong không khí Tết đến xuân về, trong sự tươi tắn của cảnh vật. Phó từ “lại” cùng cách gọi ông đồ già cho ta thấy sự xuất hiện của ông đồ trở thành thường xuyên, thông lệ và ông được quý trọng, ngợi ca. Với mực tàu, giấy đỏ ông đã thảo những nét khiến ai nấy đều trầm trồ. Mọi người đều nhìn ông viết chữ, mua chữ và trân trọng tài hoa của ông đồ. Dù phố có đông người nhưng ông đồ vẫn là trugn tâm của sự chú ý. Nho học hưng thịnh nên ông đồ cũng rất được đề cao, coi trọng. Ông được mọi người yêu quý, khâm phục.

    Hai khổ thơ ba, bốn trong bài thơ Ông đồ là hình ảnh chân thực của ông đồ thời tàn. Nhà thơ sử dụng điệp từ “mỗi” nhấn mạnh sự vắng dần của nguời thuê viết cùng với thời gian. Câu hỏi tu từ “người thuê viết nay đâu?” bộc lộ cảm xúc buồn, tiếc nuối cho thời huy hoàng đã qua của ông đồ “bao nhiêu người thuê viết/ tấm tắc ngợi khen tài”. Tất cả chỉ còn là quá khứ mà thôi.  Ông đồ vẫn ở không gian quen thuộc nhưng ông không còn là trung tâm của sự chú ý. Ông bị quên lãng bởi chính con người năm xưa. Tả cảnh ngụ tình được nhà thơ sử dụng trong câu thơ rấ đắt qua hình ảnh lá vàng, mưa bụi. Biện pháp tu từ nhân hoá qua từ “buồn, sầu” cho ta thấy được giấy đỏ đã phai nhạt theo năm tháng, mực lắng lại vì lâu ngày. Giấy và mực không được sử dụng do không ai thuê ông đồ viết chữ và chúng cũng có cảm xúc, tâm tình riêng. Trước xã hội lạnh lùng, trước sự phai mờ của những giá trị văn hóa, ông đồ hoàn toàn bất lực. Ông không buồn nhặt lá vàng rơi, phó mặc tương lai của bản thân, của những nét đẹp văn hóa cho số phận. TÌnh cảnh ấy là nhuốm màu lụi tàn, sự tiếc nuối của con người trước thời thế. 

    Reply

Leave a Comment