Chứng minh câu tục ngữ”Có công mài sắt, có ngày nên kim” KHÔNG CHÉP MẠNG NHA MỌI NGƯỜI.

Chứng minh câu tục ngữ”Có công mài sắt, có ngày nên kim”
KHÔNG CHÉP MẠNG NHA MỌI NGƯỜI.

0 thoughts on “Chứng minh câu tục ngữ”Có công mài sắt, có ngày nên kim” KHÔNG CHÉP MẠNG NHA MỌI NGƯỜI.”

  1. rong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

    Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

    Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

    ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ ” Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

    Reply
  2.       Thành công không phải là một chặng đường trải đầy hoa hồng, muốn đạt được đến thành công chúng ta đã phải trải qua biết bao nhiêu lần thất bại, gục ngã, điều quan trọng là ta học được gì sau những lần thất bại đó và ta phải biết kiên trì không dễ dàng bỏ cuộc thì thành công sẽ ở ngay trước mắt. vì thế ông cha ta đã có lời dạy rất hay đó là: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
         
          Thật vậy, để tạo ra được những cây kim nhỏ xíu để thêu thùa may vá, các bác thợ rèn đã phải rất cẩn thận tỉ mỉ mài từ những miếng sắt to, để tạo nên được một cây kim hoàn hảo thì ngoài sự tỉ mỉ ra, các bác thợ rèn còn cần phải có sự khéo léo và lòng kiên trì nữa. Vì thế câu tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim” là một lời khuyên, lời dạy về sự kiên trì của con người, chỉ cần kiên trì thì dù có khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua được. Đã có rất nhiều tấm gương về sự kiên trì trên tất cả mọi lĩnh vực. Thời xưa thì có Mạc Đĩnh Chi, ông là một học trò nghèo, hàng ngày phải đến trường học để học lóm, tối về vì không có tiền để mua dầu đốt đèn, vào những ngày có trăng thì ông ra bờ sông mượn ánh sáng để đọc sách, vào những ngày không có trăng ông phải đi bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để chiếu sáng, ấy vậy mà ông lại thi đỗ trạng nguyên, bằng tài năng của mình ông khiến cho một nước cường mạnh như Trung Quốc phải khuất phục, và được phong làm lưỡng quốc trạng nguyên. Ngày nay, tấm gương sáng trong học tập không thể không nhắc đến đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, tuy bị tật ở tay, và không có một trường học nào nhận nhưng vì sự kiên trì và quyết tâm của mình, ngày ngày tập viết bằng chân, chăm chỉ đến lớp bất kể mưa nắng thầy đã trở thành một nhà giáo xuất sắc, một tấm gương tiêu biểu cho nhiều thế hệ học sinh. Một minh chứng nữa cho câu tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim” là Thomas Edison, ông là một điển hình cho sự cố gắng không ngừng nghỉ, khi còn bé ông được thầy giáo đánh giá là một đứa bé thiểu năng, nhưng mẹ ông vẫn kiên trì dạy dỗ và đã tạo nên một nhà phát minh vĩ đại của cả nhân loại. Khi phát minh ra bóng đèn dây tóc ông đã từng thất đến 999 lần, nếu ông bỏ cuộc thì có lẽ rất lâu sau thế giới mới có bóng đèn điện để sử dụng.

            Ông cha ta cũng thường có câu nói rất hay đó là “cần cù bù thông minh”, có nghĩa là khi chúng ta có tính kiên nhẫn thì sẽ hơn rất nhiều người mặc dù có tư chất tốt nhưng lại lười biếng dễ dàng bỏ cuộc. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”, nếu ko có ý chí quyết tâm thì chú rùa chậm chạp thật có thể chayjnhanh hơn thỏ ko?
     
              Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt thành tích cao trg các kỳ thi. Bên cạnh sự thông minh, ta cũng phải cần cù siêng năng học tập để đạt được thành tích cao hơn nữa. Bác Hồ đã từng dạy:

                                     ” Không có việc gì khó 

                                       Chỉ sợ lòng không bền

                                        Đào núi và nấp biển

                                        Quyết chú ắt làm nên.”

             Lời dạy của Bác cành làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhãn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực. Ko chỉ có ý nghĩa cho ngày hôm nay mà còn có bài học ý nghĩa cho sau này.

                Bạn nhớ cho mình hay nhất nha!

          

    Reply
  3. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo có công mài sắt có ngày nên kim các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment