Soạn bài Lượm và bài Đêm nay bác không ngủ không copy mạng

Soạn bài Lượm và bài Đêm nay bác không ngủ không copy mạng

0 thoughts on “Soạn bài Lượm và bài Đêm nay bác không ngủ không copy mạng”

  1. Câu 1 

       Bài thơ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch. Đồng thời nói lên tình cảm chiến sĩ với Bác.

    Tóm tắt:

    Sau nhiều lần tỉnh giấc, anh đội viên vẫn thấy Bác ngồi đó không ngủ, cảm nhận được lòng yêu thương bao la của Bác với bộ đội và nhân dân, anh đội viên dã quyết định không ngủ cùng với Bác.

    Câu 2 

       Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Một người trực tiếp có mặt và đối thoại cùng Bác trong đêm đó. Do vậy tạo nên tính chân thực, sinh động, bộc lộ suy nghĩ tác giả trong câu chuyện.

    Câu 3 

    Lần thức dậy thứ nhấtLần thức dậy thứ baAnh đội viên ngạc nhiên đến lo lắng, thương Bác; xúc động nhìn Bác săn sóc chiến sĩ. Anh cảm nhận được sự vĩ đại trong tâm hồn của Bác.A đội viên hốt hoảng giật mình vì Bác vẫn thức, lo lắng hơn khi Bác không ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe. Càng cảm phục khi nghe câu trả lời đầy tình thương của Bác với nhân dân và bộ đội.

       * Tác giả không kể lần thức dậy thứ hai, bởi khi kể về lần thức thứ ba, người đọc có thể hình dung rằng trong lần thứ hai Bác vẫn ngồi đó, anh đội viên vẫn nhìn Bác và nghĩ có thể lát nữa Bác sẽ ngủ. Nhưng rồi lần thứ ba Bác vẫn không ngủ càng làm anh lo lắng thêm. Và anh cảm nhận được tấm lòng của Bác sâu đậm hơn.

    Câu 4

       Đêm nay Bác không ngủ

       Vì một lẽ thường tình

       Bác là Hồ Chí Minh.

       Nhà thơ viết như vậy chẳng có sai. Bác là Hồ Chí Minh, bác mới lo lắng cho bộ đội, cho nhân dân đến mất ngủ. Bác là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Bác mới có tấm lòng bao bọc những người con đang chiến đấu, đang chịu mưa rét ngoài rừng kia vì một nền độc lập.

    Câu 5 

       Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ. Mỗi dòng năm tiếng, mỗi khổ bốn dòng. Gieo vần chân : chữ cuối câu thứ hai với câu thứ ba; chữ cuối của dòng cuối với dòng đầu khổ kế tiếp. Đây là lối thơ của vè, hát giặm thích hợp với cách kể chuyện.

    Câu 6 

       – Từ láy tạo hình : trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng, …

       – Từ láy tăng giá trị biểu cảm : mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, nằng nặc, phăng phắc, lâm thâm, …

                   LƯỢM

    Câu 1 

       Bài thơ kể và tả về chú bé Lượm qua hoạt động liên lạc, bằng lời nhân vật người chú. Bố cục :

       – 5 khổ đầu : Cuộc gặp gỡ ở Huế.

       – 7 khổ tiếp : sự hy sinh anh dũng của Lượm.

       – Còn lại : Lượm sống trong lòng người và đất nước.

    Câu 2 

       * Hình ảnh Lượm trong khổ 2 đến khổ 5 :

       – Trang phục : Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch.

       – Hình dáng : loắt choắt.

       – Cử chỉ : thoăn thoắt, hồn nhiên, tinh nghịch.

       – Lời nói : tự nhiên, thật thà.

       → Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, chân thật, hồn nhiên.

       * Các yếu tố nghệ thuật góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm.

    Câu 3 

       – Nhà thơ miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm nguy hiểm, khó khăn. Sự hy sinh của Lượm thật dũng cảm gợi ra sự thương mến, đáng cảm phục.

       – Những câu thơ, khổ thơ được cấu tạo đặc biệt :

           + Ra thế

       Lượm ơi !…

       → diễn tả sự đau xót, sửng sốt đến lặng người.

           + Thôi rồi, Lượm ơi ! → lời cảm thán, niềm hy vọng đã vụt tắt.

           + Lượm ơi, còn không ? → sự thảng thốt trong lòng người chú khi hiểu rằng Lượm đã chết, nhưng trong lòng vẫn luôn giữ niềm tin.

    Câu 4 

       Người kể gọi Lượm bằng : cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ. Quan hệ giữa chú – cháu cũng là giữa hai đồng chí, là nhà thơ – một chiến sĩ đã hy sinh. Chú bé – người cháu của mọi người, của Tổ quốc. → thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó của tác giả với chú bé.

    Câu 5

       Lượm ơi, còn không ?

       Sau câu thơ, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu nhằm khẳng định Lượm không chết trong lòng chú, Lượm sống mãi cùng non sông, đất nước.

    Luyện tập

    Câu 2 

       Gợi ý :

       – Sự chuẩn bị của Lượm, ngoại hình, tâm trạng của Lượm ?

       – Hoàn cảnh khi liên lạc, trận đánh dữ dội, đạn như mưa, mật thư rất quan trọng.

       – Khi Lượm bị trúng đạn …

       – Suy nghĩ của em trước sự hy sinh anh dũng đó.

    Reply
  2. LƯỢM

    Câu 1

    Trả lời câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc, bằng lời của ai? Tìm bố cục của bài.

       Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng của tác giả. Trong những ngày Huế đổ máu, người chú tình cờ gặp lại cháu – một chú bé nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan. Lượm đã vượt qua bao gian khổ, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ nhưng Lượm đã hi sinh anh dũng khi trên đường làm nhiệm vụ.

    * Bố cục: 3 phần

    – Đoạn 1: Từ đầu đến “cháu đi xa dần”: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu.

    – Đoạn 2: Tiếp đến…”hồn bay giữa đồng”: câu chuyện về chuyến làm nhiệm vụ cuối cùng và sự hi sinh của chú bé Lượm.

    – Đoạn 3: Còn lại: Hình ảnh Lượm còn sống mãi.

    Câu 2

    Trả lời câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    * Hình ảnh Lượm đã được miêu tả:

    – Trang phục, hình dáng:  cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

    – Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch: Cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh.

    – Cử chỉ: “Như con chim chích”, “cười híp mí”, “huýt sáo”.

    – Lời nói: “vui lắm chú à”, “ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà” .

    * Các yếu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh…), vần (loắt choắt – thoăn thoắt, vang – vàng…), nhịp thơ nhanh cùng các hình ảnh so sánh (như con chim chích…) đã làm cho hình ảnh Lượm trở nên vui vẻ, hồn nhiên và luôn say mê với công việc làm liên lạc của mình.

    Câu 3

    Trả lời câu 3 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm:

    – Lượm luôn dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

    – Lượm đã hi sinh dũng cảm khi ở tuổi niên thiếu hồn nhiên, đầy ước vọng. 

    => Hình ảnh Lượm gợi cho em thấy đây là một chiến sĩ nhỏ dũng cảm không sợ nguy hiểm, khó khăn đặc biệt trong lúc làm việc vẫn toát lên được sự hồn nhiên, tươi vui của một cậu bé.

    Những câu thơ, khổ thơ đặc biệt:

    – “Ra thế/ Lượm ơi!…”=> Biểu hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt.

    – “Thôi rồi, Lượm ơi!”=> Tác giả hình dung lại sự việc mà tác giả cảm như đang chứng kiến nó nên ông không kìm lòng được.

    – “Lượm ơi, còn không?”=> Tiếng gọi thân thương như muốn nhấn mạnh Lượm đã không còn trên đời nhưng Lượm sẽ sống mãi trong lòng mọi người.

    Câu 4

    Trả lời câu 4 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

       Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau:

    – Chú bé: cách gọi của người lớn đối với một đứa bé, thể hiện sự thân mật nhưng chưa gần gũi.

    – Cháu: thể hiện sự gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt.

    – Chú đồng chí nhỏ: thể hiện sự gần gũi nhưng rất trang trọng.

    – Lượm ơi: tình cảm, cảm xúc đẩy lên đến cao độ.

    ĐEM NAY BÁC KO NGỦ

    Câu 1

    Trả lời câu 1 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?

     

    Lời giải chi tiết:

    – Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

    – Tóm tắt: Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối, vì thế mà anh cảm phục và yêu mến tấm lòng cao cả của Bác.

    Câu 2

    Trả lời câu 2 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?

    Lời giải chi tiết:

    Hình tượng Bác Hồ ttrong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Cách miêu tả như vậy  làm cho hình tượng Bác gần gũi, chân thật và cao đẹp vì đó là hình tượng Bác trong lòng nhân dân ta. Nó còn thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tình yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.

    Câu 3

    Trả lời câu 3 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Bài thơ kế lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó.

    Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng cùa Bác đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    – Lần thứ nhất thức dậy:

       + Từ ngạc nhiên: trời khuya Bác vẫn ngồi

       + Trào dâng niềm thương Bác: Càng nhìn lại càng thương

       + Cảm động khi chứng kiến cảnh Bác chăm sóc cho bộ đội

    → Trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ

    – Lần thức dậy thứ ba:

       + Tâm trạng từ hoảng hốt tới tha thiết lo lắng: mời Bác ngủ

       + Anh đội viên cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân

     + Cuối cùng “anh thức luôn cùng Bác”

    – Trong bài không đề cập tới lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, vì:

       + Lần thứ ba “Bác vẫn ngồi đinh ninh”chứng tỏ, trong đêm ấy anh đội viên thức dậy nhiều lần, lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ.

       + Trong lần thứ ba anh không nén được cảm xúc nên “nằng nặc” mời Bác đi ngủ.

    Hình ảnh Bác gần gũi, thân thương, tấm lòng bao dung, vĩ đại của Bác được khắc họa chân thực qua lời kể của anh đội viên.

    Câu 4

    Trả lời câu 4 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:

    Đêm nay Bác không ngủ

    Vì một lẽ thường tình

    Bác là Hồ Chí Minh

    Lời giải chi tiết:

    Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đêm nay Bác không ngủ với một lời giải thích “Vì một lẽ thường tình – Bác là Hồ Chí Minh”. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, vì bác là Hồ Chí Minh – người cha thân yêu của quân đội, cuộc đời Người dành trọn cho nhân dân, Tổ quốc.

    Câu 5

    Trả lời câu 5 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Bài thơ được làm theo thể thơ gì? The thơ ấy có thích hợp với cách chuyện của bài thơ không?

    Lời giải chi tiết:

    *  Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ:

    –  Số tiếng trong một dòng thơ: 5 tiếng

    –  Số dòng trong một khổ thơ: 4 dòng

    –  Cách gieo vần: gieo vần liền trong một khổ thơ và giữa hai khổ thơ (cũi trường hợp gieo vần cách như ở khổ 3 và khổ 15: Bác – bạc; Bác – Bác).

    *  Thể thơ này phù hợp với cách kể chuyện của bài thơ.

    Reply
  3. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo soạn bài đêm nay bác không ngủ các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment