Thế nào là đau mắt hột? Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh?

Thế nào là đau mắt hột? Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh?

0 thoughts on “Thế nào là đau mắt hột? Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh?”

  1. Đáp án:

    Đau mắt hột là một bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến mắt. Bệnh rất dễ lây lan, qua tiếp xúc với mắt, mí mắt và mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể được truyền qua bằng cách dùng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh như khăn mặt

    _ Nguyên nhân:

    + Điều kiện sống thấp, cho phép các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển.

    + Điều kiện sống đông đúc, sống trong không gian hẹp có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn.

    + Tình trạng vệ sinh kém hoặc thiếu vệ sinh cũng có thể gây lay lan 

    + Về tuổi tác, trẻ em từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi dễ mắc bệnh đau mắt hột nhất

    + Điều kiện vệ sinh kém. Không có nhà vệ sinh hay các côn trùng như ruồi, nhặng khiến bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

    _ Cách phòng tránh:

    + sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, đặc biệt là việc vệ sinh mắt.

    + tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ngủ,…và dạy cho trẻ không được dụi mắt ( tránh đưa vi khuẩn từ tay vào mắt )

    vote cho mk 5 sao nếu cảm thấy hay nhé, xin cảm ơn

     

    Giải thích các bước giải:

     

    Reply
  2. Trả lời :

    Đau mắt hột là một bệnh nhiễm trùng gây tình trạng viêm đỏ và chảy nước mắt, lông mi quặp, cộm mắt. Bệnh có khả năng ảnh hưởng đến chức năng thị lực của mắt. Nếu không dùng biện pháp để hỗ trợ cải thiện bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến mù lòa.

    Những nguyên nhân lây lan đau mắt hột

    Đau mắt hột gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis, lây lan qua tiếp xúc với dịch từ mắt, mũi của người bệnh. Tình trạng tái nhiễm nhiều lần sẽ tạo thành sẹo ở mặt trong mi trên, lông mi quặp vào trong (quặm), chà xát lên giác mạc, lâu dần gây sẹo đục giác mạc, dẫn đến mù. Trước đây, mắt hột từng là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở Việt Nam. 

    Bệnh lưu hành chủ yếu ở nông thôn, là những nơi có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

    Thiếu nước sạch: dẫn đến mắt bẩn, mắt có nhiều ngèn, tay bẩn, quần áo bẩn. Việc rửa mặt bị hạn chế.

    Bụi bặm: làm cho mắt bị kích thích tiết nhiều dử hơn (khói, bếp, bụi).

    Bẩn: môi trường có nhiều phân súc vật, phân người, rác thải sẽ tạo điều kiện để ruồi phát triển nhiều hơn.

    Điều kiện nhà ở chật chội, đông đúc.

    Ý thức vệ sinh là cách dự phòng tốt nhất

    Nếu như năm 1960, 80% dân số trong nước bị đau mắt hột, trong đó 30% mù lòa do biến chứng, thì đến nay tỷ lệ người đau mắt hột cả nước chỉ còn dưới 1%.

    Tuy dễ lây và gây hậu quả nặng nề nhưng bệnh mắt hột vẫn có thể kiểm soát tốt nhờ cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tuân thủ các phương pháp hỗ trợ cải thiện như sử dụng thuốc và phẫu thuật.  

    Rửa tay thường xuyên nhằm loại bỏ chất tiết kết mạc, là cách hạn chế lây bệnh trong gia đình và cộng đồng.

    Để thực hiện tốt việc phòng tránh đau mắt hột cần:

    Ý thức giữ vệ sinh cá nhân (gia đình – trường học): rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn chậu, giữ tay chân, quần áo luôn sạch sẽ không chùi tay bẩn lên mắt.

    Tạo nguồn cung cấp nước sạch: đào khoan giếng, làm bể lọc nước sông, chứa nước mưa.

    Xây hố xí hợp vệ sinh, xây chuồng gia súc xa nhà (ít nhất 10m).

    Vệ sinh đường phố, diệt ruồi, chôn đốt rác thải.

    Hỗ trợ cải thiện tích cực cho những người bị bệnh mắt hột và gia đình. Nếu có biến chứng quặm phải đi mổ quặm ngay.

    ___chúc bn học tốt ????___

    Cho mik ctlhn 

     

    Reply
  3. Để tìm câu trả lời chính xác các em hãy tham khảo đau mắt hột các nguồn hoc24.vn, lazi.vn, hoidap247.com để thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ các em nhé!

    Reply

Leave a Comment