1.Mở bài giới thiệu về đồ dùng 2.Thân bài 1/giới thiệu thiệu xuất xứ của đồ dùng 2/cấu tạo nguyên lí hoạt động của từng bộ phận(chức năng) 3/ph

1.Mở bài
giới thiệu về đồ dùng
2.Thân bài
1/giới thiệu thiệu xuất xứ của đồ dùng
2/cấu tạo nguyên lí hoạt động của từng bộ phận(chức năng)
3/phân loại
4/lợi ích chung của đồ dùng
5/cách sử dụng
6/bảo quản
3.kết bài
khẳng định giá trị của đồ dùng trong cuộc sống của con người
đề:
1.giới thiệu 1 đồ dùng học tập(bút bi, cặp ,bút máy)
2.giới thiệu 1 đồ dùng trong gia đình(quạt để bàn, bàn ủi, nón bảo hiểm,mắt kính)

0 thoughts on “1.Mở bài giới thiệu về đồ dùng 2.Thân bài 1/giới thiệu thiệu xuất xứ của đồ dùng 2/cấu tạo nguyên lí hoạt động của từng bộ phận(chức năng) 3/ph”

  1. Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt 

    Trong một buổi tối của năm học mới, tất cả đồ dùng học tập tập hợp lại ở trên bàn và tổ chức cuộc thi “khoe tài” giới thiệu về mình cho tất cả mọi đồ vật khác biết để giúp cậu chủ học thật tốt mỗi khi đến trường. Cuộc thi thu hút được rất nhiều thí sinh, từ cậu Kéo, anh Keo, chị Tẩy đến các em Bút Máy, Bút Chì, Bút Bi,… ai ai cũng xinh đẹp, giỏi giang lại có rất nhiều công dụng hữu hiệu. Bút Bi là em út, nhanh nhẹn xin trình bày phần thi của mình trước, tự tin “khoe mình” với các anh chị.

    Bút Bi bước lên trước sân khấu. Đầu tiên, cậu kể về tổ tiên của mình. Tổ tiên của cậu là một người thợ phương Tây nhưng khi đó cậu không được bày bán trên thị trường như bây giờ nên mọi người không biết tới. Cho đến tận những năm cuối thế kì XIX, nhà báo Lazso Biro người Hung-ga-ry đã nhận thấy việc viết bằng đầu bút chấm mực gây cho ông nhiều bất tiện nên ông để ý cậu Bút Bi nhưng ông lại thấy loại mực của cậu rất lâu khô nên đã dùng mực để in báo thay thế. Từ khi khắc phục được khuyết điểm của mình, cậu bút bi đã được mọi người biết đến nhiều hơn và được sử dụng vô cùng rộng rãi.

    Cậu Bút Bi sải bước trên sàn. Vốn được sinh ra ở công ty Thiên Long nên dáng của cậu nhỏ gọn, cao 16 xăng – ti – mét, đường kính chỉ 1 xăng – ti – mét. Cậu có một chiếc áo khoác bên ngoài người ta vẫn thường gọi là vỏ bút. Nó có chất liệu bằng nhựa trong suốt, được thiết kế ở phía bên trên là nút bấm điều khiển mở ruột bút ở bên trong để viết khi cần. Phía dưới của vỏ bút được thiết kế với những đường vân để giúp tạo ma sát tránh bị trơn trượt khi cầm bút. Đầu vỏ của cậu Bút Bi thon dần ôm sát lấy đầu bút. Bên trong cậu có một chiếc lò xo nhỏ để giúp ngòi bút có thể bật lên, xuống một cách dễ dàng. Một phần quan trọng không thể thiếu được của cậu chính là ruột bút. Ruột bút rất nhỏ chỉ chừng có đường kính từ 2 đến 3 mi – li – mét, bên trong là mực khô rất nhanh còn bên ngoài được trang trí hình xoắn ốc theo màu của mực để phân biệt các màu mực khác nhau. Gắn trên đầu ruột bút là một viên bi nhỏ để điều tiết độ ra mực được đều và trơn.

    Tuy cậu Bút Bi có cấu tạo thật đơn giản, nhỏ bé nhưng lại có võ. Mực của cậu rất nhanh khô nên có thể ghi chép bài rất nhanh và thoải mái không lo bị nhòe mực làm bẩn giấy. Cậu chủ có thể sử dụng Bút Bi để ghi chép các bài học ở trên lớp,sổ tay, nhật kí,… Không những thế giá của cậu Bút Bi này còn rất rẻ chỉ khoảng 5000 đồng, thậm chí còn có thể thay ruột khi bút hết mực là có thể tiết kiệm được một chiếc vỏ xinh xắn. Vậy mà Bút vẫn có biết bao nhiêu công dụng, tiện ích. Cậu Bút Bi còn có thể đi theo cậu chủ hay mọi người tới bất cứ nơi đâu vì dáng vóc bé bé xinh xinh có thể đi tới bất cứ đâu. Nhưng dù có võ thì cậu Bút Bi vẫn rất dễ bị thương nếu như cậu chủ làm rơi bút xuống đất, viên bi có thể bị thụt vào trong làm mực ra không đều hay vỏ bút sẽ bị vỡ. Chính vì vậy, khi sử dụng thì cậu chủ cũng cần lưu ý dùng xong nhớ bấm tắt ngòi bút tránh làm khô mực và giữ bút cần thận không làm rơi bút, như vậy bút sẽ phục vụ được cậu chủ lâu và tốt.

    Cậu Bút Bi còn giới thiệu thêm cho mọi người về những người anh em của cậu. Đó là những người anh em Bút Bi khác có những màu mực khác như đỏ, tím, xanh, đen,.. hay những anh có nắp, những anh béo ú, những em gầy nhỏ xíu, những em điệu đà trang trí thêm hoa lá đủ màu trên vỏ áo của mình,… tất cả đều là họ hàng của Bút Bi cả.

    Nghe xong phần giới thiệu của cậu Bút Bi, tất cả mọi người đều đồng loạt vỗ tay ào ào tán thưởng cho cậu bé đầy tài năng này. Chắc chắc cậu Bút Bi sẽ là người bạn không thể thiếu trong bộ đồ dùng học tập của cậu chủ, luôn làm cậu chủ hài lòng.

    Reply
  2. Trong cuộc sống, hình ảnh người tham gia giao thông với chiếc mũ bảo hiểm không còn quá xa lạ với chúng ta. Đội mũ bảo hiểm cũng là một trong những nội quy bắt buộc mà nhà nước chính quyền ban hành trong điều luật giao thông.Vì vậy chiếc mũ bảo hiểm có một vai trò khá quan trọng đối với mỗi người cùng với những lợi ích to lớn của nó.

    Về cấu tạo thì mũ bảo hiểm là loại mũ đặc biệt dùng bảo vệ đầu của con người khi bị tai nạn giao thông hay bị va chạm quá mạnh. Mũ bảo hiểm thường cấu tạo bằng ba phần: vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện đi kèm theo (quai mũ, kính chắn gió…). Phần vỏ mũ được làm từ vật liệu nguyên sinh, có độ bền cao. Vỏ mũ được làm từ các loại nhựa tổng hợp chứ không phải kim loại. Phần vỏ này thường được làm gia công bằng sợi cacbon tăng độ bền và độ nhẹ cho chiếc mũ. Lớp lót bên trong mũ được bằng loại xốp cao cấp nén tỉ trọng cao giúp mũ không bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh. Bên trong mũ được thiết kế những khe thông gió. Những lỗ thông gió này được thiết kế rất khoa học giúp người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm một cách thoải mái và thông thoáng hơn, không tạo cảm giác ngứa ngáy cho da đầu. Phía trước mũ có mui chắn giúp cản trở bụi bẩn, che chắn cho đôi mắt người đội mũ có thể quan sát hình ảnh một cách sắc nét.

    Ở dưới nón chính là quai nón, có tác dụng giữ cho nón chắc và chặt vào đầu người khi tham gia an toàn giao thông kể cả khi người sử dụng có bị té ngã hay chịu một lực tác động khác cực mạnh thì nó vẫn sẽ giữ chặt vào đầu người. Dây có thể là loại dây dù, vừa rẻ vừa bền, cũng có thể là loại dây da cao cấp hơn. Cách sử dụng mũ bảo hiểm rất đơn giản vì người ta chia sợi dây thành 2 phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc. Một miếng cao su hay nhựa dẻo được gắn trên sợi dây có thể di động được để phù hợp với vị trí cằm. Trên sợi dây đó còn có một khớp nối để người dùng điều chỉnh tùy ý, giúp nón giữ chặt với đầu và phù hợp với người sử dụng.

    Có rất nhiều loại mũ nên cũng có đa dạng những hình dạng. Tuy nhiên có lẽ phổ biến nhất là 2 loại mũ : nón nửa đầu và nón trùm hết đầu. Nón trùm hết đầu khá cồng kềnh nhưng ngược lại độ an toàn thì rất yên tâm. Nó bao quanh đầu, có mặt kính an toàn ở tầm mắt nhìn, có khả năng chống bụi, giúp không cho tác nhân bên ngoài bay vào làm tổn hại mắt người nhìn. Loại mũ này không được phổ biến cho lắm, thường dùng cho dân đi phượt, cảnh sát. Ở loại thứ hai là mũ nửa đầu, được dùng phổ biến và dường như là hầu hết. Đúng như cái tên, loài mũ này bảo vệ phần nửa đầu trên của bạn, không có kính nhưng rất nhỏ gọn, và dễ sử dụng.

    Đối với một đất nước mà hầu hết các phương tiện giao thông là xe máy như Việt Nam thì thị trường và mặt hàng về mũ bảo hiểm khá phát triển. Ngày nay đời sống nâng cao, nhà sản xuất cũng cho ra rất nhiều các kiểu mũ khác nhau với nhiều những hình ảnh kiểu dáng thẩm mĩ, bắt mắt người mua: chú thỏ, con ếch, superman. Bên cạnh những chiếc mũ an toàn thì cũng có những chiếc mũ không được nghiêm túc, hàng nhái, hàng giả. Đó là chính là một mối quan tâm cho nhiều người dân hiện nay rằng: “phải chọn những mũ bảo hiểm như thế nào?”. Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có tem kiểm tra. Trên mũ thường có những thông số về: kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất. Khi mua đúng mũ chất lượng chúng ta thường có giấy bảo hành từ nhà sản xuất phòng khi mũ có vấn đề trục trặc. Một điều lưu ý nữa, khi mua mũ ta nên chọn những mũ vừa vặn với đầu mình, không nên quá rộng hay quá chật dù có đẹp đến mấy.

    Để có thể bảo quản và sử dụng chiếc mũ một cách lâu bền nhất mỗi người cần có những lưu ý cẩn thận. Tránh để mũ ra nơi ẩm ướt rất dễ mốc vải trong lòng mũ và khiếm mũ hôi, bẩn. Không nên đội chung mũ với người khác, điều này rất không tốt cho da đầu ta. Nếu có thời gian rảnh rỗi thì hãy thường xuyên mang mũ ra khử trùng, vệ sinh để đảm bảo cho mũ sạch sẽ cũng như tốt cho da đầu mình mỗi khi sử dụng. Bạn cũng nên thay, mua mũ mới khi chiếc mũ bảo hiểm yêu quý có những dấu hiệu đã cũ ( nứt, bạc màu, đứt quai đeo, đã bị va đập mạnh…) hay đã sử dụng trên 5 năm.

    Chiếc mũ bảo hiểm như người bảo hộ cho chúng ta khi bước ra ngoài, là một thiên thần hộ mệnh an toàn, tuy nhiên điều đó cũng phụ thuộc vào sự chọn lựa trong quá trình mua mũ của mỗi người. Hãy trân trọng, và thường xuyên cất giữ cũng như sử dụng để đảm bảo tính mạng cho mình khi tham gia giao thông.

    Reply

Leave a Comment